Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Hiệu Thuốc 45: Bài thuốc chữa bệnh Khí Hư Bạch Đới ở Phụ nữ.

Hiệu Thuốc 45: Bài thuốc chữa bệnh Khí Hư Bạch Đới ở Phụ nữ.: "Khí hư, đới hạ là một chất cần thiết trong suốt quá trình hoạt động sinh lý. Nó vừa làm nhiệm vụ bôi trơn cơ quan sinh dục, vừa là môi trườn..."

Bài thuốc chữa bệnh Khí Hư Bạch Đới ( Huyết Trắng ) ở Phụ nữ.

Khí hư, đới hạ là một chất cần thiết trong suốt quá trình hoạt động sinh lý. Nó vừa làm nhiệm vụ bôi trơn cơ quan sinh dục, vừa là môi trường bảo vệ, tiếp nhận tinh trùng giúp quá trình thụ thai.
Khi số lượng khí hư ra quá nhiều hoặc màu sắc bất bình thường như màu vàng, xanh, nâu, hoặc có mùi hôi, tanh nồng khó chịu, có thể đó.là biểu hiện bệnh lý.
* Bệnh lý khí hư, đới hạ bao gồm khí hư hoàng đới (có màu vàng), xích đới (đỏ), khí hư bạch đới (trắng), khí hư xích bạch đới (đỏ – trắng), khí hư thanh đới (xanh), khí hư hắc đới (đen), và khí hư ngũ sắc đới (nhiều màu). Thực tế thường gặp nhiều là khí hư bạch đới và khí hư xích bạch đới.
Khí hư bạch đới gây ra  chứng trạng chung là ra khí hư nhiều, màu trắng, trong, loãng hoặc đặc. Bệnh nặng có kèm theo các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, gầy sút, kém ăn, lưng đau mỏi gối, suy kiệt.

** Hiện nay bài thuốc đã đem đến niềm vui cho nhiều phụ nữ bị bệnh này ( ở khu vực trường xuân, tam ngọc ). Bài thuốc rất dễ dùng, hoàn toàn bằng thuốc Nam. Nấu nước thuốc uống thay nước uống hằng ngày. Hầu hết thông tin bài thuốc đến người bệnh đều do người dùng rồi hết bệnh chỉ địa điểm cho người sau nên chưa đến được nhiều Chị em phụ nữ bị bệnh này ở những địa phương khác.
Các bạn nào cần thông tin có thể liên hệ địa chỉ : Ngã 3 Trường Xuân, Khối Phố 7, Phường Trường Xuân, Thành phố Tam kỳ, Tỉnh Quảng Nam... Điện thoại liên lạc : 0905.336.156
Xin lưu ý: Đây không phải là thông tin quảng cáo, kinh doanh. Bài thuốc Nam từ cây thuốc dân gian VN. Mục đích chính là giúp các bạn Phụ Nữ đang mắc bệnh này, mà hiện này Tây y chưa thể trị khỏi dứt.
Giá của mỗi thang thuốc nam : 25.000đ

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Trẻ sốt vì lý do gì?

Sốt không phải là một bệnh nhưng nó biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ, trong đó sốt do nhiễm trùng hoặc do một số bệnh tật khác cần đặc biệt lưu ý.
Sốt xảy ra khi cơ quan điều hòa nhiệt (hypothalamus) của cơ thể bị rối loạn làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường (37oC).
Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Một số nguyên nhân gây sốt ở trẻ không phải do bệnh lý như: trẻ chơi ngoài trời nắng, mặc quần áo quá chật hoặc mặc nhiều áo quần quá hoặc ở trong phòng kín quá, thiếu ánh sáng, thiếu thông gió. Trẻ sốt, thậm chí sốt cao thường là do hiện tượng nhiễm trùng (do vi khuẩn, virút hoặc do một số ký sinh trùng).
Trẻ thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây sốt, chảy mũi nước, ho, điển hình là bị viêm VA hoặc viêm thanh quản cấp gây sốt, khàn tiếng hay mất tiếng; hoặc khi bị viêm tai cũng làm cho trẻ sốt kèm theo đau trong tai làm cho trẻ rất khó chịu nên quấy khóc hoặc lấy tay gãi vào tai. Một số trẻ lớn hơn có thể bị viêm đường hô hấp lâu ngày điều trị không dứt điểm, gây viêm xoang cũng gây nên triệu chứng sốt. Viêm đường hô hấp trên nhiều khi cũng có thể sốt cao. Đối với đường hô hấp dưới, trẻ có thể mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi. Các bệnh thuộc đường hô hấp dưới khi trẻ bị bệnh thường có sốt cao, thậm chí sốt rất cao và có thể gây co giật.
Bệnh tay, chân, miệng cũng là một bệnh gây cho trẻ sốt. Bệnh tay, chân, miệng có thể nhầm với một số bệnh như thủy đậu, bởi vì thủy đậu cũng làm cho trẻ sốt và có xuất hiện các nốt phỏng nhưng ở bệnh tay, chân, miệng ngoài các vị trí như miệng, mông thì thường có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trẻ cũng có thể mắc các bệnh sốt phát ban gây sốt (sởi, rubeol, sốt xuất huyết…), thậm chí sốt rất cao và có nguy cơ gây co giật.
Một số bệnh về đường tiết niệu như: viêm bàng quang cấp, viêm cầu thận cấp cũng làm cho trẻ bị sốt. Ở một số vùng có bệnh sốt rét lưu hành thì khi trẻ sốt cũng cần được quan tâm vì trẻ khi mắc bệnh sốt rét cũng gây sốt.
Bệnh về nhiễm trùng ở tim, gan, mật cũng có thể gây sốt, ví dụ như bệnh viêm nội tâm mạc bán cấp loét sùi (thường sốt nhẹ và dai dẳng).
Trẻ cũng có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như viêm não hoặc nhiễm khuẩn huyết thì trẻ thường sốt cao, tình trạng rất nặng kèm theo nhiều triệu chứng đặc trưng khác.
Khi trẻ sốt nên làm gì?
Khi nghi ngờ trẻ bị sốt hoặc trẻ kêu bị sốt (trẻ lớn) thì cần lấy cặp nhiệt độ để cặp cho trẻ (lưu ý trước khi cặp nhiệt độ cho trẻ phải dùng tay vẩy cho cột thủy ngân trong cặp nhiệt độ về dưới 36oC). Nếu thấy trẻ sốt thì ngay tại gia đình cần chườm và lau nước ấm cho trẻ, tức là dùng khăn nhúng vào chậu nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trẻ đang sốt 2 độ. Nên chườm ở trán, lau nước ấm ở nách, bẹn cho trẻ. Không nên dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau hoặc chườm cho trẻ.
Khi trẻ sốt không nên mặc quần áo chật quá, không mặc quần áo ấm. Cần cho trẻ nằm ở vị trí thoáng, mát, không nên cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh có nhiệt độ phòng lạnh quá so với thân nhiệt của trẻ lúc đang sốt. Cũng không nên cho quạt xoáy vào người trẻ. Nên cho trẻ uống nhiều nước vì trẻ sốt sẽ gây mất nước, nhất là trẻ bị sốt cao. Nước cho trẻ uống tốt nhất là loại dung dịch 0RS. Đối với trẻ nên dùng loại có trọng lượng 5,63g/gói, dùng một gói pha vào một cốc đựng 200ml nước sôi để nguội cho trẻ uống dần, nhất là lúc trẻ khát đòi uống nước. Nếu không có 0RS, có thể dùng nước gạo rang pha vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Nếu trẻ còn bú mẹ hoặc uống sữa bò thì khi trẻ đói đòi bú hoặc đòi ăn thì vẫn cho trẻ bú và uống sữa bình thường, thậm chí còn tăng số lần cho trẻ bú hoặc uống sữa. Các loại cháo hầm với thịt vằm nhỏ cũng rất cần cho trẻ ăn khi bị sốt. Các loại súp như súp khoai tây, cà rốt cũng nên cho trẻ ăn khi trẻ sốt và đòi ăn. Nên cho trẻ uống thêm nước hoa quả tươi như: nước cam, chanh, xoài.
Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt paracetamol với liều lượng trung bình là 10mg/kg cân nặng của trẻ, cứ sau 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt có thể cho uống lại một liều như ban đầu. Khi trẻ sốt, đặc biệt là trẻ sốt cao thì cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để đề phòng trẻ co giật, trẻ mắc bệnh nhiễm trùng nặng hoặc bệnh nguy hiểm khác.
Không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho trẻ, bởi vì kháng sinh dùng cho trẻ phải đúng chỉ định. Nếu tự mua kháng sinh để cho trẻ dùng có khi bệnh của trẻ không những không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.
TS. BÙI MAI HƯƠNG
HT45  tổng hợp

So sánh ích lợi giữa Trà và Cà phê


Trà và Cà phê là 2 loại đồ uống cực kỳ phổ biến hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về lợi ích của 2 đồ uống này đối với sức khỏe con người, nhưng cái nào tốt hơn, ngoài cái lợi ra thì chúng có hại gì không? Hãy cũng xem qua hình ảnh so sánh dưới đây giữa Trà và Cà Phê dưới dạng Infographic dễ xem, dễ hiểu.



Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Phòng bệnh gan bằng cây Diệp hạ châu đắng

Diệp hạ châu đắng (còn gọi là cây chó đẻ) thân xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm xanthones, có tác dụng ức chế mạnh quá trình peroxyd hóa lipid ở tế bào gan, do đó hạn chế hiện tượng viêm, hoại tử tế bào gan.


Loài cây này có tên khoa học là Phyllathus amarus Schum.et Thonn, họ thầu dầu phân bố khắp các vùng nhiệt đới cổ. Tại Việt Nam, diệp hạ châu đắng mọc hoang trên đất ẩm ở nhiều nơi. Đây là loại cây thảo, cao chừng 10-40 cm, ít phân cành, màu lục (khác với diệp hạ châu gọt thân đỏ). Diệp hạ châu đắng có thể dùng toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy khô.

Nghiên cứu mới của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cho thấy một phần 15 dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng bia rượu, kéo theo những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây tổn hại nặng đến gan với các bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm, xơ gan do rượu.
Cây Diệp hạ châu đắng, có trong một số sản phẩm (như viên uống Hamega) giúp giải độc và bảo vệ gan do bia rượu. Ảnh minh họa
Theo một báo cáo tổng hợp của bác sĩ Lê Minh Khôi - Bệnh viện TW Huế nghiên cứu thực hiện năm 2010, 40% người thường xuyên sử dụng bia rượu (trong nhóm được tổng hợp) mắc chứng gan nhiễm mỡ; 10% số đó tiến triển thành ung thư gan. Khoảng một phần hai số bệnh nhân viêm gan do rượu nặng sẽ tiến triển thành xơ gan và khoảng một phần tư tổng số bệnh nhân viêm gan do rượu ở mức độ nhẹ có thể bị xơ gan những năm sau. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như bệnh não, xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan…
Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ gan từ sớm rất cần thiết. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu đang được ưa chuộng vì tính an toàn và có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài. Các dược liệu tốt cho gan như actiso, hoàng bá, vọng cách, nhân trần, cà gai leo..., trong đó, cây diệp hạ châu đắng được đánh giá cao.
Diệp hạ châu đắng đã được sử dụng hơn 2.000 năm nay. Theo y học cổ truyền, loài thuốc này vị đắng hơi ngọt, tính mát, quy kinh vào can, đởm nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là thanh can lương huyết (mát gan, mát máu), giải độc. Trong dân gian, diệp hạ châu đắng được sử dụng để điều trị viêm gan vàng da, rối loạn tiêu hóa.
Những tác dụng này cũng đã được y học hiện đại công nhận và sử dụng. Chất đắng (phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal) trong diệp hạ châu đắng có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khả năng giải độc, khôi phục chức năng bình thường của gan, tốt trong các trường hợp suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều bia rượu. Các chất này làm gia tăng lượng glutathione - chất bảo vệ gan thường bị thiếu trầm trọng ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu. Năm 1995, các nhà khoa học Brazil cũng phát hiện tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của loài cây này. Tác dụng này được cho là do acid gallic, có ý nghĩa trong tình trạng viêm gan, tổn thương gan do bia rượu.
Bác sĩ Hoàng HiệpViện Y học Cổ truyền Quân đội
(Nguồn : vnexpress.net)
HT45 tổng hợp

Dị ứng thuốc, “tai nạn” có thể phòng tránh?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR ) là một phản ứng độc hại, không được định trước, xảy ra ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Trong các tác dụng không mong muốn của thuốc thì dị ứng thuốc là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thuốc, đặc biệt do dị ứng thuốc là một vấn đề y tế lớn cần được sự quan tâm của cả cộng đồng.
 Không nên tự mua thuốc điều trị để phòng tránh phản ứng dị ứng với thuốc.
Biểu hiện của dị ứng thuốc
Các phản ứng dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ nhất là sự kích ứng, các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như: buồn nôn, ói mửa cho đến các trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng chẳng hạn shock phản vệ…Sau đây là các biểu hiện thường gặp nhất.
Mày đay: là biểu hiện lâm sàng nhẹ và ban đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc. Sau khi dùng thuốc (nhanh từ 5-10 phút, chậm có thể vài ngày), người bệnh cảm thấy nóng bừng, ngứa, trên da nổi ban cùng sẩn phù. Trường hợp nặng có thể có khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao...
Phù Quincke: là tình trạng phù cục bộ, phù thường xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc ở những vùng da mỏng, môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục... Màu da vùng phù bình thường hoặc hơi hồng nhạt, đôi khi phối hợp với mày đay. Trường hợp phù Quincke ở họng, thanh quản, người bệnh có thể bị nghẹt thở; ở ruột, dạ dày gây đau bụng; ở não gây đau đầu...
Viêm da dị ứng: thương tổn cơ bản là mụn nước kèm theo ban đỏ, ngứa, phù da và tiến triển theo nhiều giai đoạn. Viêm da dị ứng có thể xuất hiện nhanh sau một vài giờ, trung bình sau vài ba ngày, có khi hàng tuần sau khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc.
Đỏ da toàn thân: Bệnh xuất hiện từ 2-3 ngày, trung bình 6-7 ngày, đôi khi 2-3 tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh thấy bừng nóng, ngứa khắp người, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, nổi ban đỏ toàn thân, trên da có vảy trắng, các kẽ chân tay có thể nứt và chảy nước vàng, đôi khi bị bội nhiễm có mủ.
Bệnh huyết thanh: thường xuất hiện vào ngày thứ hai đến ngày thứ 14 sau khi dùng thuốc với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao 38 - 390C, gan to, nổi ban mày đay khắp người. Nếu phát hiện kịp thời và ngừng ngay việc dùng thuốc, các triệu chứng trên sẽ dần hết.
Chứng mất bạch cầu hạt: biểu hiện lâm sàng điển hình là sốt cao đột ngột, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhanh, nổi ban dạng sởi, dạng xuất huyết, loét hoại tử niêm mạc miệng, mũi họng, cơ quan sinh dục, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm xuất huyết, dễ dẫn tới tử vong.
Sốc phản vệ: là tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong. Biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc vài giây cho đến 20-30 phút, khởi đầu bằng cảm giác lạ thường (tê môi, lưỡi, bồn chồn, sợ hãi...). Tiếp đó là sự xuất hiện nhanh các triệu chứng như khó thở, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, đại tiểu tiện không tự chủ.Thể cấp tính, người bệnh có thể hôn mê, nghẹt thở, rối loạn nhịp tim, ngừng tim và tử vong sau ít phút.
Hồng ban đa dạng: Bệnh bắt đầu sau một vài ngày dùng thuốc với những biểu hiện: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau khớp, sưng hạch, có cảm giác nóng bỏng toàn thân, trên da xuất hiện các sẩn tròn giống sẩn mày đay, rìa nổi gờ cao, đỏ hơi cộm, vùng trung tâm của sẩn hơi lõm và nhăn. Ngoài sẩn còn có các mụn nước, bọng nước, tổn thương niêm mạc các hốc tự nhiên, tổn thương nội tạng…, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Hội chứng Stevens-Johnson (hồng ban đa dạng có bọng nước): Sau khi dùng thuốc từ vài giờ đến 10-15 ngày, người bệnh mệt mỏi, ngứa khắp người, có cảm giác nóng ran, sốt cao, nổi ban đỏ, nổi bọng nước trên da, viêm loét hoại tử niêm mạc các hốc tự nhiên và có thể kèm theo tổn thương gan thận, nếu nặng có thể gây tử vong.
Hội chứng Lyell: Là tình trạng nhiễm độc da dị ứng nghiêm trọng nhất. Bệnh diễn biến từ vài giờ đến vài tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, sốt cao, ngứa khắp người, trên da xuất hiện các mảng đỏ; vài ngày sau lớp thượng bì tách khỏi tổ chức da, khẽ động đến là tuột từng mảng, tương tự hội chứng bỏng toàn thân; tình trạng người bệnh thường rất nặng, nhanh dẫn đến tử vong.
 Viêm da dị ứng do thuốc.
Thuốc nào cũng có thể gây phản ứng
Các thuốc đều có khả năng gây ra phản ứng dị ứng thuốc. Đứng đầu các thuốc hay gây sốc phản vệ là các loại thuốc kháng sinh nhất là các kháng sinh thuộc nhóm betalactam như penicillin, ampicillin, cefotaxim...
 Một số thuốc như thuốc cản quang có chứa iốt, thuốc điều trị bệnh phong, thuốc điều trị đái tháo đường có gốc sulfamid, thuốc điều trị đau khớp, thuốc kháng động kinh, thuốc điều trị gút… cũng có thể gây ra những phản ứng có hại rất nguy hiểm.
Các thuốc ảnh hưởng trên hệ tim mạch như thuốc tê novocain, lidocain, hay một số vitamin như vitamin C dạng tiêm, vitamin B1 tiêm... có thể gây sốc phản vệ.
Cũng cần lưu ý, có những thuốc dùng vài lần trước đó không việc gì nhưng lần dùng sau lại bị phản ứng dị ứng.
Dự phòng như thế nào?
Không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Khi thấy nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một biểu hiện bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào... không được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến ngay bệnh viện ngay để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.
  ThS. Nguyễn Bạch Đằng
(Nguồn : suckhoedoisong.vn)
HT45 tổng hợp

Các thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng

Loét dạ dày-tá tràng là một bệnh phổ biến trong cộng đồng. Có rất nhiều nguyên nhân gây loét như stress, vi khuẩn H.Pylory, sự tăng tiết của acid dịch vị… Các thuốc điều trị hiện nay bao gồm.
Các antacid (thuốc chống acid) như alusi, maalox, gastropulgit: Các thuốc này thường chứa các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesi (hydroxyd, carbonat, trisilicat), có tác dụng trung hoà acid dịch vị của dạ dày. Ưu điểm là tác dụng nhanh nên thường dùng để cắt các cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu nhưng thuốc lại có tác dụng ngắn (thường chỉ kéo dài khoảng 3 giờ), gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp nên không thuận tiện cho điều trị.
Ví dụ: các hợp chất chứa nhôm thường gây táo bón, còn loại chứa ma giê gây tiêu chảy (vì thế trong điều trị người ta thường dùng chế phẩm phối hợp cả hai loại này), hợp chất chứa nhôm dùng kéo dài gây xốp xương (do làm giảm hàm lượng phosphat). Những hợp chất chứa nhôm, can xi, ma giê dễ tạo phức với một số thuốc, điển hình là kháng sinh nhóm cyclin, quinolon, gây cản trở hấp thu kháng sinh....
 Ảnh minh họa
Cách dùng: uống sau bữa ăn 1-3 giờ và trước lúc đi ngủ để trung hoà acid thừa. Để giảm triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng, dùng lúc có triệu chứng. Nhai kỹ viên thuốc và nuốt với một ít nước (20-50 ml), dạng gel uống không cần pha loãng.
Không nên dùng các thuốc trung hoà quá mạnh và kéo dài vì dễ gây viêm dạ dày do kiềm hoá.
Các thuốc giảm tiết
- Các thuốc kháng thụ thể H2-Histamin: thường dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Khi dùng các thuốc này người bệnh có thể gặp các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón. Hiếm gặp hơn là hạ huyết áp, giảm tiểu cầu, bạch cầu... Cimetidin có thể gây vú to, chảy sữa, liệt dương ở nam giới. Ranitidin, famotidin, nizatidin có thời gian ức chế tiết khoảng nửa ngày. Nếu sử dụng điều trị duy trì nên dùng vào ban đêm (vì thời gian ban ngày đã có thức ăn đệm đỡ còn ban đêm dạ dày rỗng nên dễ gây đau hơn).
- Thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol): Các thuốc hiện dùng đều thuộc dẫn chất benzinmidazol có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress).
Cách dùng: do hoạt chất của thuốc kém bền vững trong môi trường acid nên các thuốc ức chế bơm proton thường được sản xuất dưới dạng viên bao tan trong ruột. Vì vậy khi uống không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc, phải nuốt nguyên viên thuốc , uống với một cốc nước to (khoảng 200ml). Thời gian uống thích hợp  là cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng và trước giờ ngủ buổi tối).
Thuốc bảo vệ niêm mạc, gắn ổ loét
- Thuốc băng ổ loét như alumini sacharose sulfat (sucralfat), khi chất này gặp acid của dạ dàysẽ tạo thành một lớp dính quánh gắn lên ổ loét, chống lại tác động của acid, pepsin và mật; kích thích tiết chất nhày và bicarbonat, kích thích tổng hợp prostaglandin. Cần uống thuốc vào lúc trước khi ăn 1 giờ (để thuốc kịp bao vết loét trước khi thức ăn vào) và lúc đi ngủ. Tuy nhiên thuốc làm giảm hấp thu một số thuốc khác nếu dùng cùng như tetracyclin, quinolon, phenytoin, theophylin, digoxin. Vì vậy nếu cần dùng phối hợp nên uống sucralfat sau các thuốc này 2 giờ.
- Thuốc kích thích tiết chất nhày và bicarbonat như cam thảo (có trong thành phần của kavet), dimixen, teprenon (selbex), protaglandin E1 (misoprostol, cytotex).... Ngoài tác dụng kích thích tiết chất nhày, thuốc còn tăng cường tuần hoàn máu cục bộ, không ảnh hưởng đến sự tiết dịch vị, không ảnh hưởng đến dược động học và tác dụng điều trị của các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), nên nó còn có tác dụng dự phòng loét đường tiêu hoá do sử dụng NSAID. Thời điểm uống thuốc nên uống vào bữa ăn và trước lúc đi ngủ.
 Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylory (HP) bao gồm các loại: kháng sinh (amoxycilin, tetracyclin, clarythromycin), nhóm imidazol (metronidazol, tinidazol) và các hợp chất bismuth hữu cơ.
Để diệt HP người ta sử dụng phác đồ điều trị bộ 3 hay bộ 4.
Phác đồ bộ 3: phối hợp một chất giảm tiết (kháng H2 hoặc ức chế bơm proton) với 2 chất diệt khuẩn (trong số các kháng sinh và dẫn chất imidazol).
Phác đồ bộ 4: phối hợp một chất giảm tiết (kháng H2 hoặc ức chế bơm proton) với 2 chất diệt khuẩn (trong số các kháng sinh imidazol) và bismuth.
Một đợt điều trị thường kéo dài từ 7-14 ngày tuỳ tình trạng của bệnh. Sau đó để củng cố liền sẹo sử dụng các chất kháng H2 hoặc ức chế bơm proton kéo dài thêm khoảng 2-3 tuần nữa (với loét tá tràng), và 4-6 tuần (với loét dạ dày).
Ngày nay nhờ có nhiều nhóm thuốc mới ra đời có hiệu quả cao nên việc điều tri bệnh loét dạ dày-tá tràng có nhiều tiến bộ. Việc phát hiện ra vi khuẩn HP giúp cho hiệu quả điều trị tốt hơn: thời gian liền sẹo vết loét ngắn hơn, giảm thời gian tái phát. Điều trị nội khoa là chủ yếu, chỉ can thiệp của ngoại khoa khi có biến chứng hoặc nghi ngờ có biểu hiện ác tính. Tuy nhiên hiệu quả điều trị  phụ thuộc nhiều vào khả năng tuân thủ điều trị bệnh của bệnh nhân.  Bệnh nhân cần uống thuốc, tuân thủ đúng phác đồ điều trị là những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng tỷ lệ điều trị thành công.
DS. Hoàng Thu Thủy
(Nguồn :  Suckhoedoisong)
HT45 tổng hợp

Hướng dẫn vào Facebook khi dùng mạng FPT, VNPT và Viettel

Link Click Here

I- Cách sử dụng:

Bước 1: Down và lưu file đính kèm vào C:\Program Files.

Bước 2: Giải nén rồi kích hoạt file Tav4_BkavForum_Facebook_2.exe, nó sự tự động thực hiện. Khi xong nó sẽ tiến hành xóa file, để tránh virus lây nhiễm.

Cách này up ảnh ngon lành nhé, phần mền này là của BKAV nhé